LẠ LÙNG DỪA SÁP TRÀ VINH - Đại Lý Mua Bán Dừa Sáp Cầu Kè Trà Vinh

LẠ LÙNG DỪA SÁP TRÀ VINH

LẠ LÙNG DỪA SÁP TRÀ VINH

Trong chừng mươi năm trở lại đây, du khách đến Trà Vinh thường được nghe giới thiệu về một sản phẩm đang “hot” trên thị trường, một sản phẩm nghe quen nhưng cũng rất lạ có xuất xứ huyện Cầu Kè thuộc tỉnh Trà Vinh, đã trở thành niềm tự hào của người Trà Vinh bởi không đâu trên đất nước Việt Nam có loại sản phẩm độc đáo này: Dừa “sáp”.

NHẬN DIỆN MỘT SẢN PHẨM

Dừa sáp hay còn gọi Dừa kem có tên khoa học là Makapuno, một loại Dừa tuy về hình thức không có gì khác biệt so với những trái Dừa khác nhưng do đột biến gène hoặc điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết…, đã cho ra một loại trái mà bên trong cơm rất dày và mềm dẻo như bột quánh lại, có khi choán gần hết phần không gian bên trong gáo Dừa. Nước cũng rất ít, sền sệt và trong như sương sa. Cái tên “Dừa sáp” quả đã diễn tả khá sinh động tình trạng của cơm dừa bên trong.

Dừa Sáp Cầu Kè Trà Vinh Giá Rẻ tpHCM

Dừa Sáp Cầu Kè Trà Vinh Giá Rẻ tpHCM

Theo qui luật phát triển của cây Dừa, khi trái còn non thì cơm mềm dẻo và nước ngọt, đến khi trái già thì cơm dày cứng, nước lạt và có ga. Ở cây Dừa sáp, nếu chỉ thu hoạch để uống nước thì phần cơm, nước bình thường như bao trái Dừa khác, nhưng để qua giai đoạn lấy nước thì cơm Dừa sáp tiếp tục phát triển dày lên gần đầy khoang trống. Dừa sáp có độ tinh dầu và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn Dừa thường với hương vị đặc trưng.

Quan sát bằng mắt thường, rất khó phân biệt giữa cây Dừa thường với cây Dừa sáp. Căn cứ vào hình dạng và màu sắc của trái, người ta đã phân Dừa sáp Cầu Kè thành năm loại: Dừa sáp tròn, Dừa sáp dài, Dừa sáp có cạnh, Dừa sáp vỏ xanh, Dừa sáp vỏ vàng. Thực tế tùy vào mỗi loại mà có độ cơm Dừa dày, mỏng khác nhau. Để phân biệt trái Dừa thường và Dừa sáp, người ta phải lột vỏ – nếu Dừa thường khi gõ vào nghe tiếng “tưng tưng” thì Dừa sáp khi gõ vào lại nghe âm “cọc cọc”…

ban-dua-sap-gia-re

ban-dua-sap-gia-re

VÙNG TRIỆU PHÚ DỪA SÁP

Điều nghịch lý là khi mới bắt đầu kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân địa phương (đa phần là đồng bào thuộc dân tộc Khmer), nhiều người đã tỏ ra nghi ngại và thiếu hợp tác. Họ sợ các kỹ sư làm mất sáp trên các buồng Dừa dẫn đến việc cây không ra trái sáp thì “xôi hỏng bỏng không” (!). Các kỹ sư đã phải tốn nhiều công sức, giải thích cho nông dân hiểu rằng Dừa sáp phải trồng mật độ dày mới có sáp vì cây thụ phấn chéo, phải thuận hướng gió thì cây dừa sáp có phấn đực mới đưa được phấn đực đến bông cái của cây để thụ phấn, do vậy xác suất không bảo đảm. Các kỹ sư cũng đã đưa thiết bị tới vườn phủ phấn thí nghiệm và đến khi thấy kết quả khả quan, các nông dân mới tin và hầu như nhà vườn nào cũng đều áp dụng phương thức thụ phấn mới.

Đối với các vườn Dừa mới, ngoài việc bố trí mật độ cây hợp lý, các kỹ sư còn hướng dẫn trồng xen cây Chanh không hạt để lấy ngắn nuôi dài. Sau khoảng 17 tháng vườn Chanh sẽ cho thu hoạch và việc thu hoạch kéo dài trong 7 năm, khi cây Chanh tàn thì cũng đến lúc cây Dừa sáp cho thu hoạch, thật là “nhất cử lưỡng tiện”. Với mô hình sản xuất này, đến nay Ban điều hành dự án đã nhân rộng được trên 20ha Dừa sáp xen Chanh không hạt, giúp người nông dân có thu hoạch đáng kể.

Những cây Dừa sáp được trồng từ năm 2006 đến nay đều đã cho trái. Nhờ được ứng dụng khoa học kỹ thuật nhất là thực hiện phương pháp thụ phấn trợ lực, Dừa sáp đã cho tỷ lệ trái tăng đến 30% so với cách trồng truyền thống trước đây. Một quầy Dừa giờ đã có 3 – 4 trái sáp, nâng sản lượng Dừa đặc sản mỗi năm lên nhiều hơn, thậm chí có cây cho đến 50 trái sáp. Thấy được hiệu quả, giờ đây không chỉ 78 hộ thành viên của Hợp tác xã Dừa sáp Hòa Tân mà hàng trăm hộ ở Hòa Tân đều ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng Dừa sáp.

Nhiều gia đình nông dân vốn đất vườn chỉ có 1.000 – 2.000m², nay nhờ trồng được vài chục gốc Dừa cho trái sáp đã dần thoát được cảnh nghèo. Cây Dừa sáp quả là một phép mầu, biến điều không thể thành có thể. Trong tương lai không xa, bà con nông dân trồng Dừa sáp huyện Cầu Kè đều có khả năng thành triệu phú, một kỳ tích và cũng là điều lâu nay chưa ai dám nghĩ đến ở cái vùng đất phèn nhiễm mặn này…

Rate this post

Leave a Comment

Your email address will not be published.