KỸ THUẬT CHĂM SÓC DỪA SÁP - Đại Lý Mua Bán Dừa Sáp Cầu Kè Trà Vinh

KỸ THUẬT CHĂM SÓC DỪA SÁP

KỸ THUẬT CHĂM SÓC DỪA SÁP

1. Cách chăm sóc cây dừa sáp

  • Chăm sóc đúng cách, tuân thủ những yêu cầu giúp cây dừa sáp có điều kiện để sinh trưởng thuận lợi và nhanh chóng. Đối với chăm sóc giống cây này khi canh tác không quá phức tạp song cần tuân thủ một cách đầy đủ.
  • Chuyên cung cấp giống dừa xiêm lùn uy tín chất lượng tại huyện Tiểu Cần Trà Vinh

Tưới nước

  • Yêu cầu trong chăm sóc cây dừa sáp cần chú ý tới việc tưới nước đều đặn với tần suất khoảng 1 lần/ ngày là hợp lý. Áp dụng tần suất tưới nước đó song lượng nước cần cân đối với điều kiện thời tiết thực tế. Qua đó cây trồng có được quá trình sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
  • Đặc biệt, vào thời điểm mùa khô việc tưới nước càng cần được chú ý nhiều hơn. Lúc đó cây dừa sáp mới phát triển nhanh chóng, không ảnh hưởng tới quá trình ra hoa, cho trái hay tác động tiêu cực tới chất lượng trái.

Làm cỏ

  • Trồng bất kì giống cây nào thì việc làm cỏ cũng là yêu cầu bắt buộc. Đối với trồng dừa sáp, việc làm cỏ cần thực hiện thường xuyên, quanh năm giúp cây trồng có được không gian phát triển thoáng đãng, không bị tranh dinh dưỡng, cũng giảm thiểu nguy cơ bị sâu bệnh tấn công.
  • Làm sạch cỏ, kết hợp với xới gốc định kì trong năm để cây dừa sáp có thể phát triển thuận lợi nhất. Qua đó việc sinh trưởng, cho năng suất cao đều được đảm bảo tốt như yêu cầu.

Phòng trừ sâu bệnh

  • Cây dừa sáp chủ yếu chịu sự tác động trực tiếp của chuột cắn phá. Để phòng tránh được vấn đề này thì việc rửa tán, cắt bẹ khô khoảng 2 lần/ năm cần được chú ý thực hiện đầy đủ. Lúc đó việc phòng tránh được chuột cắn phá được đảm bảo, tránh ảnh hưởng tiêu cực tới cây.
  • Dù không thường xuyên gặp sâu bệnh song cây dừa sáp có thể gặp phải bọ dừa phá hoại. Phương pháp để xử lý là nuôi thả ong kí sinh giúp việc tiêu diệt bọ cánh cứng dtrowr nên đơn giản hơn. Đồng thời, việc theo dõi vườn trồng thường xuyên, sớm phát hiện tình trạng bệnh nếu gặp phải sẽ giúp quá trình xử lý chủ động, nhanh chóng và hợp lý hơn.

2. Tiêu chuẩn bón phân khi trồng dừa sáp

Nơi cung cấp cây giống dừa dứa giá rẻ tại huyện Càng Long Trà Vinh

Bón lót

  • Bón lót là công đoạn được thực hiện trước khi trồng cây con, trong thời điểm làm đất. Việc bón lót khi trồng dừa sáp cần được chú trọng thực hiện để tạo điều kiện cho cây dừa sáp phát triển tốt ngay từ những ngày đầu tiên. Sử dụng khoảng 1 – 3kg/ cây phân nón hữu cơ cho từng hố trồng. Bón lót, tiến hành phủ đất và phơi ải trước khi trồng cần được đảm bảo tuân thủ.

Bón thúc

Việc bón thúc cho cây dừa sáp cần được tiến hành đầy đủ theo các đợt, với những yêu cầu riêng được tuân thủ. Lúc đó, việc thúc đẩy cây trồng sinh trưởng, cho trái, năng suất cao trở nên dễ dàng hơn.

  • Bón thúc lần 1: Sau khi trồng cây con khoảng 30 ngày chúng ta tiến hành bón thúc lần đầu tiên.
  • Bón thúc lần 2: Khi cây đang trổ bông tiến hành bón thúc với liều lượng là 0.5 – 1kg/ cây.

Bón thúc cho cây dừa sáp muốn đạt kết quả cao cần tiến hành đào rãnh xung quanh gốc, bón trực tiếp xuống đó sau đó lấp đất lại, kết hợp với tưới nước. Yêu cầu đào rãnh quanh gốc đảm bảo bán kính là 1.5m.

Liên hệ ngay để mua cây giống ươm/ cấy phôi tại HCM

Xem thêm:

Kỹ thuật trồng dừa bonsai đơn giản

 

Rate this post

Leave a Comment

Your email address will not be published.