Dừa sáp là gì ? Ăn như thế nào ? Để được bao lâu? Có tác dụng gì ? - Đại Lý Mua Bán Dừa Sáp Cầu Kè Trà Vinh

Dừa sáp là gì ? Ăn như thế nào ? Để được bao lâu? Có tác dụng gì ?

Dừa sáp là gì ? Ăn như thế nào ? Để được bao lâu? Có tác dụng gì ?

Dừa sáp là gì?

Dừa sáp (hay còn được gọi là dừa kem, dừa đặc ruột) là một giống dừa đặc sản chỉ có ở Trà Vinh nước ta. Dừa Sáp Cầu Kè có quả đặc ruột, cơm dừa khá dày, mềm dẻo, hương vị thơm và béo hơn các giống dừa bình thường khác. Nước dừa sáp thường đặc vẹo và trong như sương sa. Uống có vị ngọt và thanh, cực kỳ mát.

1. Đặc tính  Dừa sáp .

Dừa sáp (makapuno) có hình thức ngoài trong không khác gì so với dừa thường, nhưng bên trong thì khác hoàn toàn, do hiện tượng đột biết gen, điều kiện đất, khí hậu, thời tiết… đã sản sinh ra loại Dừa có phần cơm rất dày, mềm và dẻo do 1 phần nước dừa sánh lại tạo thành. Vì thế mà phần nước của trái Dừa sáp rất ít, sền sệt, không trong như nước dừa thường và có hương thơm rất đặc trưng. Khi ăn, cơm dừa có cảm giác béo ngậy và xôm xốp. Đây chính là tính chất rất “lạ” ở quả Dừa sáp.

Phần cơm dừa dày, mềm dẻo trông như bột quánh lại, khi ăn rất thơm béo và xôm xốp.

Một điều rất đặc biệt về vùng đất trồng cây Dừa sáp. Không phải đâu đâu cũng trồng và cho ra được quả Dừa sáp lạ lẫm này. Ở Việt Nam riêng chỉ có tỉnh Trà Vinh là trồng được loại dừa này . Và nổi tiếng nhất đó là vùng Cầu Kè của tỉnh. . Do tính chất kén chọn đất trồng mà dừa sáp mang lại . Đó là một vị thế độc tôn về sản phẩm này cho tỉnh Trà Vinh nói chung và huyện Cầu Kè nói riêng.

Dù cũng trổ bông kết trái như bao giống dừa khác , nhưng trên cùng một buồng dừa sáp chỉ có vài trái là đúng nghĩa 1 trái dừa sáp . Và còn lại là những quả không sáp, những quả không sáp này được dùng để ươm giống mới. Điều này làm cho Dừa sáp đã rất khó trồng mà nay còn là của hiếm trong các loài trái cây.

cong-ty-ban-dua-sap-gia-re-uy-tin-tphcm

cong-ty-ban-dua-sap-gia-re-uy-tin-tphcm

2 .Phương thức nhận diện Dừa sáp.

Bên trong: Theo quy trình phát triển tự nhiên của trái dừa, khi trái còn non cơm dừa sẽ mềm, dẻo và nước ngọt, đến khi trái già thì phần cơm dày lên, cứng, nước lạt và có ga. Còn ở cây Dừa sáp, nếu chỉ thu hoạch để uống nước thì phần cơm, nước bình thường như bao trái dừa khác, nhưng nếu để qua giai đoạn lấy nước thì cơm Dừa sáp tiếp tục phát triển dày lên gần đầy khoang trống.

Bên ngoài: Nếu quan sắt bằng mắt thường, rất khó để phân biệt giữa dừa thường với Dừa sáp. Dựa vào hình dạng và màu sắc của trái dừa, người ta đã phân Dừa sáp Cầu Kè ra thành năm loại: Dừa sáp tròn, Dừa sáp dài, Dừa sáp có cạnh, Dừa sáp vỏ xanh, Dừa sáp vỏ vàng. Tuy nhiên, còn tùy vào mỗi loại mà phần cơm dừa có độ dày, mỏng khác nhau.

Phân biệt qua âm thanh:

Cách một, lột vỏ dừa – nếu là dừa thường thì khi gõ vào sẽ nghe tiếng “tưng tưng” còn Dừa sáp lại nghe “cọc cọc”.

Cách hai, lắc trái dừa và nghe âm thanh: dừa sáp sẽ cho âm thanh “ục ục” (do nước dừa sệt) còn dừa thường lại nghe “óc óc”.

Dừa sáp Trà Vinh giá rẻ

Dừa sáp Trà Vinh giá rẻ

3 . Định giá Dừa Sáp

Để định giá một quả dừa sáp người ta dựa vào 2 tiệu chí đó là trọng lượng và chất lượng dừa:

+ trọng lượng : Dừa Sáp được phan ra làm 2 trọng lượng quả ( quả từ 500g => 900g) và (từ 1kg => 1,3kg)

+ chất lượng : Được phân ra làm 2 loại 1(dừa sáp nước kẹo ) 2( dừa sáp nước lỏng)

– giá dừa sáp con chiệu 1 ảnh hưởng nữa đó là mùa lễ , vào những lễ lớn , tết .vv… dừa sáp cung không đủ cần nên  giá sẽ đôi lên cao.

Rate this post

Leave a Comment

Your email address will not be published.