Trồng dừa xiêm lùn năng suất cao - Đại Lý Mua Bán Dừa Sáp Cầu Kè Trà Vinh

Trồng dừa xiêm lùn năng suất cao

Trồng dừa xiêm lùn năng suất cao

Trồng dừa xiêm được xem là mô hình lý tưởng cho những vùng đất nhiễm mặn, vùng ven biển khó trồng cây ăn trái khác. Dừa xiêm cho giá trị kinh tế cao nhưng lại đầu tư ít, giống mới mau cho trái, ít tốn công chăm sóc.

Dừa xiêm hiện có nhiều giống như: xiêm xanh lùn, xiêm lục, xiêm dứa, xiêm lửa… Đây là những giống chất lượng tốt, thời gian cho trái nhanh (2,5-3 năm trồng), cây lùn, những năm đầu cây cho năng suất cao, mỗi buồng có từ 15-35 trái. Dừa xiêm dòng lùn trồng 250 cây/ha, mỗi cây khoảng 200-250 trái/năm, với giá bán 4.000-6.000 đồng/trái, thu về khoảng 250 triệu đồng/ha. Ngoài ra, có thể tận dụng đất trồng xen hay mặt ao nuôi tôm…

 

Để dừa có năng suất cao, cần bổ sung phân bón, vào giai đoạn dừa cho trái. Nên bón phân theo công thức 0,8 kg urê + 1,5 kg super lân + 1,5 kg clorur kali/cây/năm. Khi cây từ 1-3 năm tuổi, mỗi năm bón2 lần vào khoảng tháng 5-6 và khoảng tháng 10.

Phân được trộn đều, cuốc 4 lỗ quanh gốc theo hình chiếu tán, cách gốc 0,5-1,2 m, bón đều lượng phân rồi lấp đất lại. Đối với dừa từ 3,5-5 năm sau khi trồng, cây bắt đầu cho trái ổn định ta có thể chia lượng phân ra bón 3-4  lần/năm.

Lần đầu bón 30% lượng phân vào đầu mùa mưa, lần 2 và 3 bón mỗi lần 20% lượng phân, lần cuối bón 30% trước khi dứt mùa mưa khoảng 1 tháng.

Phân được trộn đều, xới đất xung quanh gốc và cuốc một đường rãnh cách gốc khoảng 1,5-2 m, sâu 10 cm, rộng 40 cm, rải đều phân vào rãnh rồi lấp đất phủ kín bề mặt. Lần bón phân tiếp theo xới đất liền kề và nới rộng ra hơn lần trước. Ngoài ra, cũng có thể rải phân xung quanh gốc dừa, sau đó bồi bùn vào đầu mùa mưa. Cần chú ý dọn vệ sinh, bỏ mo nang khô, bẹ hư, tàu lá khô…

Trên vùng đất phèn bón thêm vôi từ 1-3 kg/gốc tùy thuộc vào mức độ nhiễm phèn của đất (bón vôi trước, sau vài cơn mưa đầu mùa).

Cần chọn giống tốt, chọn cây con có nhiều lá, cuống lá ngắn, rộng, phiến lá rộng thường cho sản lượng cao sau này. Cần tưới nước đầy đủ trong giai đoạn cây con, mương vườn trồng dừa thoát nước tốt. Mùa nắng, nếu cấp nước đầy đủ cây sẽ rất sai trái. Rễ dừa phát triển phạm vi bán kính 2 m, khi trồng xen cây khác nên cách gốc ít nhất 2 m.

Thường xuyên xới xáo vườn dừa đầu mùa mưa, cắt bỏ phần rễ chết, tạo sự thoáng khí cho đất để rễ mới mọc ra. Diệt sạch cỏ tranh trong vườn, nên vét mương bồi bùn hằng năm, không nên bồi quá dày vì có thể làm ngộp và nóng rễ, gây ra hiện tượng rụng trái non.

Không nên chỉ bồi quanh gốc vì rễ non không hút được dinh dưỡng mà còn làm bộ rễ có khuynh hướng ăn trồi lên (dễ thấy ở vườn dừa chỉ bồi quanh gốc).

Trồng dừa xiêm giai đoạn đầu (dừa tơ) chú ý hai đối tượng gây hại quan trọng là sâu đuông và bọ cánh cứng. Đuông dừa hay phát hiện muộn, tấn công gây hại nặng dừa tơ. Phòng ngừa sự phá hại của kiến vương là biện pháp ngừa đuông, vì sâu đuông là côn trùng xâm nhập thứ cấp, đẻ trứng trên vết đục của kiến vương.

Thường xuyên kiểm tra vườn, dùng bông gòn tẩm thuốc (Basudin 50ND, Pyrimex 20EC, Actara 25WG…) nhét vào lỗ xâm nhập của sâu đuông, sau đó dùng đất sét trám bít lỗ lại. Riêng bọ cánh cứng, biện pháp nuôi ong ký sinh đạt hiệu quả cao và ít tốn kém./

Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân ở ĐBSCL đã làm giàu nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang trồng dừa lùn (dừa dứa, dừa xiêm xanh…) cho trái sớm, năng suất cao, chất lượng trái ngon.

Cây giống sau khi chọn lựa kỹ, được mua từ những trung tâm sản xuất giống uy tín đem về trồng với khoảng cách: Cây cách cây 7x7m, trồng thâm canh thì 6x6m. Trước tiên phải chuẩn bị hố với kích thước 0,6×0,6×0,6m. Trộn mỗi hố 10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục với lớp đất mặt đã được đào lên. Sau đó đắp thêm 1 lớp đất tạo mô thấp khoảng 10 – 20cm so với mặt liếp là vừa.

Đào hốc hình tròn có đường kính 40cm, sâu 40cm ngay giữa mô, bón lót thêm 0,5kg phân lân rải đều xuống hố (đối với vùng đất xấu có thể bón 1kg). Đặt cây giống vào hốc (đặt gáo dừa hướng vào trong liếp, thân cây hướng ra mương) sau đó lấp đất lại, ém đất xung quanh vừa phải, cắm cọc giữ cho cây khỏi ngã hoặc gió lay đứt rễ.

Liều lượng phân bón cho dừa tùy thuộc vào loại đất trồng, có trồng xen hay thâm canh, màu lá trên cây dừa (xanh biếc hay đã ngả vàng), có thể áp dụng theo biểu đồ bên:

Khi cây từ 1 – 3 năm tuổi, mỗi năm bón 2 lần vào khoảng tháng 5 – 6 và khoảng tháng 10. Phân được trộn đều, cuốc 4 lỗ quanh gốc theo hình chiếu tán, cách gốc 0,5 – 1,2m, bón đều lượng phân rồi lấp đất lại. Đối với dừa từ 3,5 – 5 năm sau khi trồng, cây bắt đầu cho trái ổn định ta có thể chia lượng phân ra bón 3 – 4 lần/năm. Lần đầu bón 30% lượng phân vào đầu mùa mưa, lần 2 và 3 bón mỗi lần 20% lượng phân, lần cuối bón 30% trước khi dứt mùa mưa khoảng 1 tháng. Phân được trộn đều, xới đất xung quanh gốc và cuốc một đường rãnh cách gốc khoảng 1,5 – 2m, sâu 10 cm, rộng 40cm, rải đều phân vào rãnh rồi lấp đất phủ kín bề mặt. Lần bón phân tiếp theo xới đất liền kề và nới rộng ra hơn lần trước. Ngoài ra, cũng có thể rải phân xung quanh gốc dừa sau đó bồi bùn vào đầu mùa mưa. Trên vùng đất phèn bón thêm vôi từ 1 – 3kg/gốc tùy thuộc vào mức độ nhiễm phèn của đất (bón vôi trước, sau vài cơn mưa đầu mùa). Đối với những vùng đất cao nên tưới nước cho dừa vào mùa khô (1 – 2 lần/tuần).

 

Rate this post

Leave a Comment

Your email address will not be published.