Nắng nóng, trồng dừa xiêm lùn "trúng mánh", 1 cây cho 2 triệu - Đại Lý Mua Bán Dừa Sáp Cầu Kè Trà Vinh

Nắng nóng, trồng dừa xiêm lùn “trúng mánh”, 1 cây cho 2 triệu

Nắng nóng, trồng dừa xiêm lùn “trúng mánh”, 1 cây cho 2 triệu

Xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) được mệnh danh là “xứ dừa”, với diện tích gần 70ha. Tuy nhiên, do dừa trái loại thân cao giá thấp và đầu ra không ổn định, nên người dân đã chuyển sang trồng giống dừa xiêm lùn và đã cho hiệu quả kinh tế cao. Dừa trái tiêu thụ mạnh, nhất là trong những tháng, ngày nắng nóng

Từ vài hộ tiên phong…

Vườn dừa xiêm lùn của gia đình bà Nguyễn Thị Sáu, ở thôn Tấn Lộc, cây cao chỉ ngang đầu người nhưng chi chít trái. Bà Sáu là một trong những hộ đầu tiên của xã trồng giống dừa xiêm lùn.

Bà Sáu chia sẻ: “Gần chục năm về trước, dừa xiêm lùn vẫn còn xa lạ với người dân trong tỉnh. Khi đi tham quan các tỉnh phía nam, tôi thấy nhiều tỉnh trồng loại dừa này, cây vừa thấp dễ hái trái và nước, cơm dừa đều ngon ngọt hơn dừa thường, nên gia đình tôi mua giống về trồng hơn 70 gốc và phát triển tốt”.

 nang nong, trong dua xiem lun "trung manh", 1 cay cho 2 trieu hinh anh 1

Trồng dừa xiêm lùn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Phổ Châu (Đức Phổ).

Cũng là một trong những hộ tiên phong trồng dừa xiêm lùn, ông Nguyễn Hở, ở thôn Tấn Lộc cho biết thêm: “Thời gian dừa xiêm lùn bắt đầu cho trái chỉ mất khoảng 30 tháng. Mỗi năm, vườn dừa xiêm lùn hơn 50 cây của tôi thu về cả trăm triệu đồng”.

Theo người dân ở Phổ Châu, cây dừa xiêm lùn cho trái quanh năm. Trung bình mỗi cây cho 200 – 250 trái/năm. Với giá bán tại vườn dao động từ 8.000 – 10.000 đồng/trái, mỗi cây dừa mang về hơn 2 triệu đồng lợi nhuận/năm.

…đến nhân rộng toàn xã

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ những hộ tiên phong trồng dừa xiêm lùn, năm 2017, xã Phổ Châu đề xuất chuyển đổi cây dừa truyền thống sang cây dừa xiêm lùn, dừa dứa. Cuối năm 2017, tỉnh hỗ trợ địa phương gần 5.000 cây dừa xiêm lùn và cấp cho hơn 300 hộ dân trồng. Đến nay, số dừa xiêm lùn phát triển khá tốt.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Phổ Châu Lữ Văn Tính cho biết: “Ngoài tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc dừa xiêm lùn, cán bộ hội còn thường xuyên thăm vườn, kiểm tra tình hình sâu bệnh, phát triển của dừa.

Dừa xiêm lùn trồng và chăm sóc không khó, ít tốn công, nhưng cần phòng trừ sâu bệnh khi cây còn non. Hiện nay, số dừa tỉnh hỗ trợ đã cao gần 2m và dự kiến khoảng hơn một năm nữa sẽ bắt đầu cho trái”.

Rate this post

Leave a Comment

Your email address will not be published.