Cách phân biệt dừa sáp và dừa thường - Đại Lý Mua Bán Dừa Sáp Cầu Kè Trà Vinh

Cách phân biệt dừa sáp và dừa thường

Cách phân biệt dừa sáp và dừa thường

Đặt 2 quả dừa, 1 là dừa thường, 1 là dừa sáp cạnh nhau, nếu không phải là “người có nghề” thì không biết loại nào là loại nào cả. Và, bản thân dừa sáp cũng có rất nhiều loại. Tuy nhiên, nếu dựa vào những dấu hiệu chúng tôi sẽ giới thiệu dưới đây, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được dừa thường, dừa sáp hay các loại dừa sáp.

Dừa sáp nhìn bề ngoài không khác gì dừa thường

Phân biệt dừa sáp với dừa thường:

Đầu tiên, xin được giới thiệu cách phân biệt dừa sáp với dừa thường. Khi dừa còn nguyên vỏ, muốn phân biệt 2 loại dừa này chỉ cần chú ý nghe tiếng gõ, tưng tưng là dừa thường, còn cọc cọc là dừa sáp. Nếu mua dừa sáp ở những nơi uy tín, họ sẽ thử như này cho bạn. Tất nhiên, những người nông dân Trà Vinh đã quá quen với cây dừa sáp rồi thì chỉ cần nhìn là họ biết ngay dừa thường, dừa sáp, chẳng cần gõ hay bổ ra.

Về hình dáng, dừa sáp rất giống dừa thường

Còn có một cách nữa để phân biệt dừa sáp là khi bổ, dừa sáp rất ít nước, có quả còn không có. Nhiều người gọi dừa sáp là dừa kemdừa đặc ruột cũng vì điều này. Cơm của dừa sáp dày lắm, lại rất mềm, dẻo, nhìn trong veo như thạch. Không cần quan sát kỹ, ngay khi bổ dừa bạn có thể nhận ra phần cơm dừa (cùi dừa) được chia thành 2 phần với màu sắc hoàn toàn khác nhau, phần cơm dừa cứng, nằm sát vỏ dừa có màu trắng đục, đặc và cứng hơn; phần sáp dừa có màu trắng trong, xốp, càng gần bọng dừa càng sệt. Khi nếm sáp dừa, sẽ thấy có vị ngọt, béo, thơm. Quả dừa ngon là phần sáp phải dày hơn phần cơm cứng, có quả đầy hết cả bọng quả, có khi chẳng còn ít nước nào.

Giá dừa sáp rất cao so với dừa thường

Phân biệt các loại dừa sáp:

Dừa sáp cũng có rất nhiều loại, theo người dân Trà Vinh thì có thể phân biệt sơ sơ thành 5 loại sau: dừa sáp tròndừa sáp vỏ vàngdừa sáp dàidừa sáp vỏ xanh và dừa sáp có cạnh. Mỗi loại có độ thơm ngon cũng như độ dày của sáp khác nhau. Về cách phân loại ở trên, người bình thường cũng hoàn toàn có thể phân biệt được khi thoáng nhìn qua. Dừa sáp ngon nhất là khi còn bánh tẻ, không già cũng không non. Vỏ quả dừa mà nhẵn, gần như không có gân, khía thì có nghĩa là dừa vẫn non, sáp ít hoặc không có; còn vỏ dừa khô, đổi màu sậm hơn thì có nghĩa là quả đã già, phần sáp trở nên khô xốp, có khi không ăn được nữa.

Với những thương lái dừa sáp ở Trà Vinh, họ lại nôm na chia dừa sáp thành 2 loại như sau: dừa sáp đặc và dừa sáp – có nghĩa là 1 loại dừa sáp đặc ruột còn 1 loại dừa sáp không đặc ruột, ít sáp.

Dừa sáp đặc có giá cao hơn hẳn dừa sáp, phần cơm sáp có khi chiếm trọn ruột dừa và sáp bao giờ cũng nhiều, xốp hơn cơm. Vị thơm, ngon của loại này cũng hơn hẳn.

dia-chi-ban-dua-sap-gia-re-tphcm

dia-chi-ban-dua-sap-gia-re-tphcm

Dừa sáp càng dày ruột càng ngon

Dừa sáp thì có khi chỉ có một chút sáp, cơm dừa vẫn nhiều hơn và đương nhiên là nước cũng nhiều hơn. Sáp trong những quả dừa này cũng không xốp, thơm ngon bằng dừa sáp đặc.

Cứ nhìn người dân Trà Vinh đi chọn lọc dừa sáp, nhiều du khách chóng cả mặt, họ nhìn thoáng qua là biết ngay đâu là dừa sáp, vì trong 1 buồng hơn chục quả dừa chỉ có 1 hoặc 2 quả là dừa sáp mà thôi. Lọc được dừa sáp rồi thì nhấc nhấc vài cái để phân biệt độ dày của sáp thông qua độ nặng – nhẹ của dừa, từ đây mới định giá được quả dừa đó là bao nhiêu tiền. Cửa hàng nào có dừa sáp ngon, chẳng qua cũng là vì có được những người chọn dừa cho chuẩn như thế, chứ không phải người trồng dừa thì gần như chẳng biết đâu mà chọn. Dừa sáp là một trong những giống dừa ngon nhất, rất nổi tiếng về sự thơm ngon, bổ dưỡng nên các bạn hãy là người tiêu dùng thông thái khi chon mua sản phẩm này về cho gia đình mình thưởng thức nhé.

Rate this post

Leave a Comment

Your email address will not be published.