Béo ngon dừa sáp Trà Vinh - Đại Lý Mua Bán Dừa Sáp Cầu Kè Trà Vinh

Béo ngon dừa sáp Trà Vinh

Béo ngon dừa sáp Trà Vinh

 

duasapmoi

Dừa sáp là giống dừa đặc sản Cầu Kè (Trà Vinh)

Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem. Về hình thái bên ngoài, cây và trái của dừa sáp không khác gì so với dừa bình thường. Dừa sáp thuộc nhóm giống cao, ra hoa sau khoảng 4 – 4,5 năm trồng, năng suất bình quân 50-60 trái/cây/năm. Trong quần thể dừa sáp tự nhiên có tối đa chỉ dưới 25% trái sáp, những trái còn lại là dừa bình thường, dùng để làm giống. Trái dừa sáp có cơm dừa mềm xốp, nước sền sệt như keo, có hương thơm đặc trưng, thường được sử dụng làm món tráng miệng như rau câu, sinh tố, và kem dừa sáp.

Dừa sáp được trồng nhiều và trái có chất lượng tốt nhất ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Những năm gần đây do giá trị kinh tế của dừa sáp cao nên nó được nhân giống trồng rải rác ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cũng như Bến Tre nhưng sản lượng khá thấp và chất lượng trái không tốt bằng vùng Cầu Kè (do không trồng tập trung), nên dừa sáp ngon nhất vẫn là dừa đặc sản Trà Vinh.

Quá trình hình thành dừa sáp

Trái dừa sáp không thể nẩy mầm theo phương pháp ươm truyền thống, nên khi trồng dừa sáp người ta dùng những trái không sáp trên cây dừa sáp để ươm, nhưng do đặc điểm di truyền nên cũng chỉ có khoảng 50% số cây được trồng sẽ cho trái sáp sau này.

Mặt khác, do dừa sáp chỉ có khả năng cho trái sáp khi nào nó được thụ phấn của chính giống dừa sáp, nên để đạt tỷ lệ trái sáp cao cần phải trồng tập trung với số lượng nhiều. Một buồng dừa sáp trên 10 trái thì chỉ có 2-3 trái dừa sáp là “sai” quả rồi.

Để dừa tạo được sáp phải mất thời gian khá dài (khoảng 10 tháng). Khi dừa còn xanh, nước và cơm dừa cũng giống như dừa bình thường. Sự khác biệt chỉ được hình thành khi quả dừa “già” đi, cơm dừa dày lên, và nước dừa bắt đầu có độ sánh. Khi đủ độ tuổi già, cơm dừa trở nên mềm dẻo và nước đạt độ sánh nhiều nhất, sệt như keo, và có mùi dừa rất đặc trưng. Có thể nói ví von là dừa sáp là dừa khô mà cơm dừa mềm dẻo và nước dừa sệt như keo.

Cách phân biệt dừa sáp và dừa thường

Căn cứ hình dạng, màu sắc trái thì dừa sáp cũng có năm giống như dừa thường: dừa sáp tròn, dừa sáp dài, dừa sáp có cạnh, dừa sáp vỏ xanh, và dừa sáp vỏ vàng. Độ ngon và chất lượng của trái dừa sáp không lệ thuộc vào giống, mà vào mức độ trồng tập trung của cây (có lai tạp hay không), thời điểm thu hoạch (dừa sáp có đủ độ “già” hay thu hoạch sớm). Kinh nghiệm cho thấy, vào thời điểm hút hàng, dừa sáp loại Đặc Biệt và Loại 1 hầu như rất hiếm, vì nhà nông thu hoạch dừa sớm hơn bình thường.

Để phân biệt được trái sáp với trái dừa bình thường người ta phải dùng tay lắc trái sau khi thu hoạch, trái nào không lắc nước (không có âm thanh), hoặc có lắc nước nhưng tiếng kêu không trong trẻo thì có khả năng đó là trái sáp.

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a Comment

Your email address will not be published.