LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT DỪA SÁP VÀ DỪA THƯỜNG ? - Đại Lý Mua Bán Dừa Sáp Cầu Kè Trà Vinh

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT DỪA SÁP VÀ DỪA THƯỜNG ?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT DỪA SÁP VÀ DỪA THƯỜNG ?

Dừa sáp một loại quả đặc sản tại Trà Vinh và ưa chuộng trong ẩm thực Việt Nam, đem lại hương vị tươi ngon và cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi mua dừa sáp, không phải lúc nào chúng ta cũng biết phân biệt dừa sáp và dừa thường một cách chính xác. Vậy, để giúp bạn có thể phân biệt đúng và chọn mua dừa sáp chuẩn nhất tránh tình trạng bỏ ra nhiều tiền nhưng không đúng với chất lượng. Hãy cùng Alo Dừa Sáp tìm hiểu cách phân biệt dừa sáp nhé

Cách 01: Lắc nghe tiếng nước

Để phân biệt trái dừa sáp và trái dừa thường, có thể lắc trái để kiểm tra âm thanh của nước bên trong. Trái dừa sáp thường có ít nước hoặc không có nước, và nước sánh như kẹo thay vì lỏng như nước dừa thường. Khi lắc, trái dừa sáp sẽ tạo ra âm thanh rất nhỏ hoặc không có tiếng gì hoặc “ục ục” (tiếng lắc nước nhưng không trong trẻo). Trái dừa sáp có âm thanh nước thanh thoát hơn có thể chỉ là do nước chưa đạt đủ độ sánh do thu hoạch sớm, hoặc có thể là dừa sáp nhưng cơm không tạo được sáp.

Cách 02: Cảm giác nhẹ khi cầm tay

Trái dừa sáp khi cầm trên tay thường có cảm giác khá nhẹ, khác với trái dừa thường. Điều này là do dừa sáp có ít nước hơn và nước đã sánh như keo, làm cho khối lượng trái nhẹ hơn nhiều so với trái dừa thường khô.

Cách 03: Hình dạng và màu sắc

Trái dừa sáp có năm dạng như trái dừa thường: tròn, dài, có cạnh, vỏ xanh và vỏ vàng. Chất lượng và độ ngon của trái dừa sáp không chỉ phụ thuộc vào giống cây mà còn phụ thuộc vào mức độ trồng tập trung (có lai tạp hay không) và thời điểm thu hoạch (dừa sáp có đủ độ chín hay thu hoạch sớm). Kinh nghiệm cho thấy vào thời điểm hút hàng, trái dừa sáp đặc biệt và loại I thường rất hiếm, vì người trồng thu hoạch trái sớm hơn bình thường.

Cách 04: Dựa vào kích cỡ trái

Dừa sáp thường được chia làm ngoại cỡ (trên 1,5 kg), lớn (trên 1,2 kg), trung (từ 0,7 kg đến 1,2 kg) và nhỏ (dưới 0,7 kg) dựa vào kích cỡ của trái tính cả vỏ.

Cách 05: Độ dày của cơm dừa và độ sệt của nước

Chất lượng của trái dừa được đánh giá dựa vào độ dày của cơm dừa và độ quánh như keo của nước. Trái dừa được chia thành 4 loại dựa vào chất lượng cơm dừa:

– Loại Đặc Biệt: Cơm dừa dày hơn và có hai lớp rõ rệt. Lớp cơm dừa tiếp giáp với phần gáo dừa có cấu trúc giống như cơm nhão và lớp cơm dừa bên trong giáp với phần nước dừa bồng lên như bông. Nước dừa rất sệt như thạch/rau câu, có màu trắng trong. Loại trái này thường hiếm do nhu cầu cao trên thị trường.

– Loại I: Cơm dừa dày, dẻo, nước keo đặc hoặc khá ít.

– Loại II: Cơm dừa dày như dừa khô thường, nhưng cơm mềm, nước hơi sền sệt.

– Loại III: Cơm dừa dày như dừa khô thường, nhưng cơm mềm, nước như nước dừa khô bình thường, không sệt.

Những phương pháp trên sẽ giúp phân biệt dừa sáp và dừa thường một cách chuẩn nhất, từ đó bạn có thể chọn được loại trái ngon và phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Liên hệ ngay để trải nghiệm dừa sáp Trà Vinh – có sẵn tại TP.HCM

Xem thêm:

KỸ THUẬT CHĂM SÓC DỪA SÁP

Rate this post

Leave a Comment

Your email address will not be published.