QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÔI DỪA SÁP - Đại Lý Mua Bán Dừa Sáp Cầu Kè Trà Vinh

QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÔI DỪA SÁP

QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÔI DỪA SÁP

Việc duy trì và nhân giống dừa Sáp trước đó được bà con nông dân mình sử dụng là phương pháp ươm truyền thống; theo đó, dùng những quả không Sáp trên cây dừa Sáp, ươm lên tạo thành cây con. Tuy nhiên, cây dừa Sáp trồng từ cây con này sẽ cho tỷ lệ quả Sáp rất thấp khoảng từ 0 – 25%, cho năng suất khá thấp.

Đó là nguyên nhân chính thôi thúc các nhà sinh vật học nghiên cứu phương pháp nhân giống dừa sáp đạt chất lượng và cho tỉ lệ sáp cao hơn giúp bà con có thêm một cây trồng mang giá trị kinh tế cao góp phần cải thiện đời sống, cũng từ đây những cây dừa sáp được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy phôi ra đời

1.Ưu điểm của dừa sáp được nuôi cấy phôi

  • Cây dừa Sáp được nhân giống qua hình thức nuôi cấy phôi, sau khi trưởng thành khi trong thời kỳ cho quả sẽ ổn định và đặc biệt có tỷ lệ quả sáp đạt hơn 80%. Gia tăng năng suất lên đến 60 – 80 quả/cây/năm.
  • Thông qua đó có thể thấy được giống dừa Sáp nuôi cấy phôi mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 lần so với giống dừa Sáp thường và gấp 8 – 10 lần so với các giống dừa Ta, Dâu. Theo mô hình nhân giống Dừa sáp hiện nay thì việc nuôi cấy phôi Dừa sáp trải qua 4 giai đoạn chính

2. Giai đoạn nuôi cấy phôi dừa sáp

2.1 Giai đoạn 1, chọn trái đủ tuổi lấy phôi, tách, khử trùng phôi và cấy vào môi trường tạo chồi.

  • Trái giống được chọn cấy phôi là những trái dừa sáp khô, phần gáo dừa bên trong phải có màu đen. Cho phôi vào ống nghiệm chứa môi trường nước Y3 đã được hấp khử trùng. Phôi được nuôi dưỡng trong thời gian hơn 1 tháng, tỉ lệ phôi sống và hình thành chồi ở giai đoạn này là 95%.

2.2 Giai đoạn 2 là tách màn bao chồi mầm, cấy chuyển vào môi trường tạo rễ.

  • Việc tách màn bao chồi mầm là tiến bộ kỹ thuật mới, sự sáng tạo của công ty kết hợp viện nghiên cứu dầu và cây có dầu trong quy trình nuôi cấy phôi hữu tính dừa sáp. Việc này vừa giúp các chồi phát triển đồng đều, vừa giúp phôi phát triển nhanh hơn.
  • Trong giai đoạn này chồi mầm được đưa vào lọ thủy tinh môi trường dung dịch Y3 để mầm tạo rễ, những lọ thủy tinh này đưa vào phòng nuôi có nhiệt dộ 30 độ C, ẩm độ 60% và cường độ chiếu sáng trên 2.000 lux bằng bống đèn điện nê-on, trong thời gian trên 3 tháng.

Giai đoạn này là điều kiện quyết định sự sống của phôi dừa sáp, thường tỉ lệ hao hụt cao nằm trong giai đoạn này, tỷ lệ sống khoảng 82%.

2.3 Giai đoạn 3 là đưa cây ra vườn ươm.

  • Sau khi kết thúc giai đoạn 2, cây ra rễ thứ cấp và có từ 2 đế 3 lá chồi. Đưa cây dừa mới sinh trưởng ra ngoài, trồng trong bầu đất với cơ chất đã được hấp tuyệt trùng gồm: trấu, mụn dừa, phân bò…
  • Trong thời gian hơn 1 tháng cây phát triển thêm 1 đến 2 lá mới, lúc này cây được lấy ra khỏi lồng và thay chậu mới nhằm bổ sung cơ chất cho cây. Tỷ lệ cây phôi sống ở giai đoạn này là 85%.

2.4 Giai đoạn 4, tiến hành thay chậu, bổ sung cơ chất chăm sóc cây đủ tiêu chuẩn cây giống.

  • Cơ chất bổ sung ở giai đoạn này là: trấu; phân bò; mùn dừa, với tỷ lệ 1:1:1. Cây được bón phân hữu cơ vi sinh, DAP và Kali, thời gian bón 15 ngày một lần, rải đều lên bề mặt cơ chất trong chậu.
  • Sau thời gian này cây phát triển đạt tiêu chuẩn xuất vườn: cây có từ 4 đến 5 lá, chiều cao cây từ 40-50cm. Tỷ lệ cây sống đạt tiêu chuẩn cây giống là 95% thời gian khoảng 5 tháng.

Liên hệ ngay để mua cây giống cấy phôi đạt chất lượng 

Xem thêm:

DẦU DỪA VÀ CÁC TÁC DỤNG LÀM ĐẸP CHO PHÁI NỮ

Rate this post

Leave a Comment

Your email address will not be published.