7 vụ bê bối đình đám các doanh nghiệp khổng lồ - Đại Lý Mua Bán Dừa Sáp Cầu Kè Trà Vinh

7 vụ bê bối đình đám các doanh nghiệp khổng lồ

7 vụ bê bối đình đám các doanh nghiệp khổng lồ

Theo CNN, bê bối về gian lận xả thải của Volkswagen là một trong những vụ scandal lớn nhất thế giới với ước tính tổng thiệt hại lên tới 87 tỷ USD trong trường hợp xấu nhất.
7 vụ bê bối đình đám các doanh nghiệp khổng lồ
Bê bối xả thải của Volkswagen: Volkswagen, một ông lớn trong làng xe thế giới thừa nhận họ gian lận trong bài kiểm tra khí thải động cơ diesel tại Mỹ và châu Âu. Vụ việc khiến cựu giám đốc điều hành Martin Winterkorn mất việc. Bên cạnh đó, hãng này bị điều tra tại nhiều quốc gia. Theo CNN, Credit Suisse ước tính tổng thiệt hại của tập đoàn này có thể đạt 87 tỷ USD trong trường hợp xấu nhất.

Bê bối kế toán của WorldCom: WorldCom, từng là công ty điện thoại đường dài lớn thứ 2 tại Mỹ, đệ đơn xin phá sản vào năm 2002 sau thông tin về việc giám đốc điều hành của công ty thực hiện hành vi gian lận kế toán trị giá 11 tỷ USD. Hàng chục nghìn người mất việc sau vụ bê bối. Bernard Ebbers, cựu giám đốc điều hành của WorldCom, bị kết án 25 năm tù vào năm 2005. Thiệt hại ước tính lên đến 107 tỷ USD.

Bê bối kế toán của Enron: Gã khổng lồ trong ngành công nghiệp năng lượng Enron sụp đổ vào năm 2001 sau khi gian lận về kế toán bị bại lộ. Hàng nghìn nhân viên nhận ra quỹ hưu trí của họ biến mất sau một đêm và cổ phiếu của công ty rơi từ mức 90,75 USD xuống còn 0,67 USD.

Kế hoạch Ponzi của Bernie Madoff: Bernie Madoff, cựu chủ tịch sàn chứng khoán Nasdaq, đã cướp 20 tỷ USD của hàng nghìn nhà đầu tư thông qua kế hoạch Ponzi – hình thức vay của người này để trả nợ cho người khác – khét tiếng nhất trong lịch sử. Ông nhận tội gian lận và bị kết án 150 năm tù. Mark, con trai của Madoff, thắt cổ tự tử vào năm 2010, nhân dịp kỷ niệm năm thứ 2 cha anh bị bắt. Madoff đã tự đổ lỗi cho bản thân về cái chết của con trai.

Bê bối gian lận Libor: Vụ bê bối Libor vỡ lở vào giữa năm 2012, khi Barclays, một trong những ông lớn ở lĩnh vực ngân hàng của Anh, thừa nhận hành vi thao túng tỷ giá lãi suất liên ngân hàng Libor – lãi suất mà ngân hàng có thể mượn tiền của các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng London và là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá độ an toàn của các tổ chức tài chính. Barclays đã phải trả một khoản tiền phạt khổng lồ vì vai trò của họ trong vụ bê bối, thứ gây thiệt hại ước tính khoảng 9 tỷ USD. Tom Hayes bị kết án 14 năm tù vì vai trò của ông trong âm mưu này.

Bê bối tham nhũng của Petrobras: Tập đoàn dầu khí quốc doanh của Brazil Petrobras vướng bê bối tham nhũng vào năm 2012. Các công tố viên cáo buộc các cựu giám đốc cũ của tập đoàn này chuyển hàng tỷ USD từ tài khoản Petrobras sang tài khoản cá nhân hoặc dùng để hối lộ quan chức. Hơn 80 người, gồm các chính trị gia cao cấp, bị buộc tội nhận hối lộ và rửa tiền trong thời gian điều tra hình sự, gọi là “Chiến dịch Rửa Xe”. Ước tính thiệt hại là 2 tỷ USD.

Gian lận kế toán của Olympus: Cựu giám đốc điều hành tại Olympus vừa nhận thực hiện hành vi gian lận kế toán trị giá 1,7 tỷ USD kéo dài suốt hơn một thập kỷ. Vụ việc gần như kéo tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất thiết bị quang học và hình ảnh xuống dốc thê thảm. Vụ bê bối bị đưa ra ánh sáng hồi tháng 10/2011.

Rate this post

Leave a Comment

Your email address will not be published.